XI MẠ CROM CỨNG TRỤC LÔ, TRỤC RULO CÔNG NGHIỆP
Xi mạ crom cứng trục roller, trục lô, trục đỡ, các loại đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo trục phục hồi như mới, hoạt động ổn định, bền lâu và giảm chi phí sửa chữa hoặc thay thế do hư hỏng
XI MẠ CROM CỨNG TRỤC RULO, TRỤC LÔ, TRỤC ĐỠ LÀ GÌ ?
– Xi mạ crom cứng trục rulo, trục lô, trục đỡ, là quá trình gia công xi mạ sử chữa phục hồi lại trục bị mòn, khuyết, xước, cong, biến dạng, hư hỏng thậm chí trục bị gẫy để đưa về trạng thái ban đầu.
– Ưu điểm của phương pháp xi mạ crom cứng này là tiết kiệm được thời gian và chi phí khi phải gia công mới, thậm chí một số trục có kết cấu bề mặt phức tạp vẫn chưa gia công được tại thị trường Việt Nam. Chính vì vậy phương pháp xi mạ crom cứng trục rulo, trục lô, trục đỡ được sử dụng rất phổ biến hiện nay và công nghệ xi mạ crom cứng ngày càng được trang bị hiện đại và phát triển làm tăng thời gian sử dụng sau xi mạ crom cứng, gây được sự tin cậy cho người dùng
LĨNH VỰC VÀ NGÀNH NGHỀ NÀO SỬ DỤNG TRỤC RULO, TRỤC LÔ, TRỤC ĐỠ.
- Xi mạ crom cứng trục rulo, cho ngành in
- Xi mạ crom cứng trục rulo, trục cán, trục lô cho ngành bao bì, giấy
- Xi mạ crom cứng trục roller, trục lô cho ngành dệt, băng tải
- Xi mạ crom cứng trục đỡ trong hệ thống dây chuyền máy móc
- Xi mạ crom cứng trục vít trong ngành nhựa.
QUY TRÌNH XI MẠ CROM CỨNG TRỤC RULO, TRỤC LÔ , TRỤC ĐỠ.
Bước 1: Kiềm tra tình trạng hư hỏng của trục bằng trực quang (bằng mắt, kính lúp, sờ nắm…) để đánh giá tình trạng hư hỏng chung của trục. Phương pháp này thường áp dụng đối với trường hợp khảo sát hư hỏng hoặc trục đang nằm trong dây chuyền sản xuất chưa tháo rã ra để áp dụng các phương pháp đo kiểm tra khác
Bước 2: Kiềm tra kích cở trục: Dùng thước và dụng cụ đo đạc để xác định mức độ mài mòn, xước, khuyết, biến dạng hư hỏng của trục. Bước 2 này rất quan trọng, việc kiểm tra càng chi tiết, chính xác thì quá trình lập phương án, quy trình xi mạ phục hồi, thời gian sửa chữa xi mạ và chi phí xi mạ sẽ chính xác hơn, tránh sai sót và phát sinh không đáng có trong quá trình xi mạ phục hồi.
Bước 3: Lập kế hoạch và phương án xi mạ trục để từ đó xác định bước công việc cần thực hiện của người thợ và chất lượng sản phẩm phải đạt được sau khi sửa chữa và xi mạ phục hồi
Bước 4: Xả lớp mạ cũ bên ngoài trục, kiểm tra tình trạng hư hỏng thực tế bên trong hay còn gọi là lõi chính của trục, từ đó áp dụng phương án sửa chữa cũ đã lập hay thay đổi phương án sửa chữa mới cho phù hợp với thực tế
Bước 5: Xử lý bề mặt trục, có thể bằng phương pháp gia công cơ khí như hàn đắp, tiện, mài bóng … nhằm mục đích tạo cho bề mặt trục nhẵn bóng, tròn đồng đều mà cũng phải đảm bảo kích thước trục
Bước 6: Tẩy dầu mỡ, rỉ sét, bụi bám trên bề mặt trục bằng hóa chất và thiết bị chuyên dùng
Bước 7: Vệ sinh và xịt rửa lại bằng nước sạch đảm bảo sạch tinh khiết.
Bước 8: Sử dụng điện hóa một lần nữa để loại bỏ các chất bụi bẩn và cặn cáu còn sót lại sau khi gia công xử lý bề mặt trục
Bước 9: Hoạt hóa bề mặt bằng hóa chất chuyên dùng để tăng cường độ bám dính của lớp mạ lên bề mặt trục.
Bước 10: Thực hiện xi mạ crom cứng lên bề mặt chi tiết trục (Chú ý những vị trí không cần phải mạ)
Bước 11: Thực hiện rửa sạch trục bằng nước sạch sau khi mạ crom cứng và sấy khô trục
Bước 12: Dùng các thiết bị đo, kiểm tra như panme, thước cặp để xác định được sản phẩm (trục) có đạt yêu cầu hay không, tức đạt về kích thước, độ bóng và độ bám dính…
Bước 13: Đánh bóng lại bề mặt trục
Bước 14: Đóng gói và bàn giao
ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ MẠ CROM CỨNG TRONG VIỆC SỬA CHỮA TRỤC RULO, TRỤC LÔ, TRỤC ĐỠ.
– Công nghệ xi mạ crom cứng ngày nay được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp nói chung và sửa chữa phục hồi trục rulo, trục lô, trục đỡ nói riêng, làm cho bề mặt trục được bọc 1 lớp crom cứng, bóng sáng, bền đẹp đa sắt màu theo yêu cầu.
– Lớp xi mạ crom ngoài việc có độ cứng nó còn chống được mài mòn rất tốt, bề mặt bóng nhẵn và đồng đều, không thấm ướt , hệ số ma sát nhỏ, độ bám tốt ứng dụng nhiều trong gia công chế tạo các loại trục cho các ngành nghề khác nhau rất hiệu quả.
– Độ dày lớp mạ crom có thể đạt được từ 10 µm – 1000 µm, vừa đảm bảo các yêu cầu trên mà còn bù được kích thước mặt ngoài trục sau thời gian làm việc bị mài mòn hao mòn theo năm tháng
– Chính vì những đặc tính ưu việt của mạ crom cứng làm tăng thời gian hoạt động cho trục. Các chi tiết máy móc, thiết bị công nghiệp được gia tăng tuổi thọ, hoạt động lên nhiều lần.
LỢI ÍCH MANG LẠI TỪ CÔNG NGHỆ MẠ CROM CỨNG TRỤC RULO, TRỤC LÔ, TRỤC ĐỠ?
1./ Khôi phục được kích thước hao mòn của trục sau thời gia sử dụng
2./ Tăng độ cứng, độ nhẵn bóng bề mặt trục
3./ Tăng độ chịu mài mòn, chịu ma sát của trục
4./ Tăng tuổi thọ sản phẩm trục, kéo dài sự hoạt động của trục
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ MẠ CROM CỨNG TRỤC RULO, TRỤC LÔ, TRỤC ĐỠ?
Ưu điểm: Ứng dụng phương pháp trên là trục sẽ được làm mới, khôi phục lại các chức năng ban đầu mà mạ crom cứng mang lại và tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí sửa chữa mà vẫn đáp ứng được chức năng nhiệm vụ của trục
Nhược điểm: Chất lượng được cải hiện nhưng chắc chắc không thể bằng thay mới. Nếu một trong các bước xử lý bề mặt trước xi mạ mà thực hiện không đảm bảo không những làm hư hỏng trục mà còn làm hư hỏng các chi tiết khác và chắc chắn rằng khả năng tải giảm đi một chút so với ban đầu.
CHI PHÍ XI MẠ CROM CỨNG TRỤC RULO, TRỤC LÔ, TRỤC ĐỠ?
– Chi phí xi mạ crom cứng phục hồi các loại trục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như: Kích thước (đường kính và chiều dài trục), mức độ hư hỏng chi tiết (mòn, xước, khuyết, biến dạng, cong vênh …) mà giá thành gia công xi mạ phục hồi trục có thể thay đổi
– Thông thường kỹ thuật công ty chúng tôi sẽ đến khảo sát, thậm chí tháo rã kiểm tra tình trạng hư hỏng của trục để lập phương án sửa chữa phục hồi bằng xi mạ thích hợp và xác lập chính xác thời gian sửa chữa cho khách hàng.
-Công ty TNHH CƠ KHÍ BÁCH KHOA VIỆT NAM rất hân hạnh phục vụ quý khách hàng.